Phong trào "Bình dân học vụ số" được Đảng và Nhà nước ta phát động và đẩy mạnh thực hiện nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng
cao nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội
các cấp, các tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số, công tác
phổ cập kỹ năng số, khơi dậy động lực tự thân của mỗi người trong học tập, rèn
luyện kỹ năng số và tham gia đầy đủ vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Ban biên tập đăng tải nội dung tuyên truyền thực hiện Phong trào như sau:
1. Nội dung tuyên truyền.
1.1. Tuyên truyền về Chuyển đổi số
- Sử dụng các từ ngữ giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu chuyển đổi số là
gì, ví dụ thực tế trong đời sống như: mua bán online, thanh toán qua điện
thoại, làm giấy tờ qua mạng, tra cứu thông tin nông nghiệp, y tế...
- Sử dụng Đài truyền thanh cơ sở, pa-nô, áp phích, hội nghị, buổi họp dân,
chợ phiên... để tuyên truyền gần dân, dễ tiếp cận.
- Nhấn mạnh lợi ích cụ thể của chuyển đổi số với người dân địa phương như:
tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại, tăng hiệu quả làm ăn, bán hàng được
xa hơn.
1.2. Hướng dẫn kỹ năng số thiết yếu cho người dân
- Tổ chức các buổi hướng dẫn trực tiếp ngay tại các khối, xóm và UBND các
xã, thị trấn cách sử dụng điện thoại thông minh: cách cài ứng dụng, chụp ảnh,
gửi tin nhắn, dùng Zalo, quét mã QR, tra cứu thông tin nông nghiệp, y tế...
- Hướng dẫn người dân làm các thủ tục hành chính qua mạng như: đăng ký khai
sinh, xin giấy xác nhận cư trú, đăng ký tiêm chủng, khám chữa bệnh bảo hiểm y
tế...
- Dạy cách sử dụng ví điện tử (Momo, VNPT Pay...), tài khoản ngân hàng số
để thanh toán điện, nước, học phí, mua bán hàng hóa dễ dàng, an toàn.
1.3. Hỗ trợ người dân áp dụng số hóa trong sản xuất –
kinh doanh
- Hướng dẫn bà con nông dân cách
quảng bá nông sản trên mạng, bán hàng qua Facebook, Zalo, sàn thương
mại điện tử như Postmart, Voso...
- Giới thiệu phần mềm, ứng dụng hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi, thời tiết,
giá cả thị trường. Ví dụ: ứng dụng dự báo thời tiết mùa vụ, bệnh cây trồng -
vật nuôi...
- Hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn quản lý sử dụng phần mềm
quản lý kho, đơn hàng, kết nối giao thương.
1.4. Khuyến khích học tập làm chủ công nghệ
- Phát động phong trào thi đua học kỹ năng số trong các nhóm như: phụ nữ,
thanh niên, nông dân, học sinh, cán bộ xã/
bản.... Mỗi
người dân là một công dân số tích cực.
- Khen thưởng, biểu dương những người lớn tuổi biết dùng
smartphone, bà con bán hàng online hiệu quả, thanh niên hỗ trợ cộng đồng tiếp
cận công nghệ số.
- Tổ chức “Ngày hội số” với các gian hàng trải nghiệm công
nghệ, thi làm thủ tục online nhanh, thi dùng app nông nghiệp...
1.5. Kết hợp các Chương trình, Đề an lớn với nhu cầu địa
phương
- Triển khai các hoạt động theo Đề án "Nâng cao nhận
thức, phô cập kỹ năng và phát triến nguồn nhân lực chuyến đối số quốc
gia..."(Quyết định 146/QĐ-TTg) và phong trào thi đua "Cả nước
thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 -
2030"(Quyết định 1315/QĐ- TTg) trong điều kiện cụ thể của huyện.
- Gắn tuyên truyền chuyển đổi số với phong trào xây dựng
nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình học tập...
- Phối hợp với các hội đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên. để tổ chức lớp học, sinh hoạt chuyên đề chuyển đổi số sát
với thực tiễn.
1.6. Làm rõ ý nghĩa và lợi ích thiết thực của chuyển đổi
số
- Nhấn mạnh rằng chuyển đổi số giúp người dân dễ tiếp cận
thông tin, thủ tục hành chính, dịch vụ y tế, giáo dục, nông nghiệp mà không
phải đi xa.
- Thể hiện rõ chuyển đổi số không chỉ là việc của Nhà nước
hay thành phố lớn, mà còn là cơ hội để người dân nông thôn phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống.
- Tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong cộng đồng dân cư:
chuyển đổi số không khó, ai cũng có thể học và làm được nếu được hướng dẫn đúng
cách.
- Gắn liền chuyển đổi số với tiến trình sắp xếp, tinh gọn
bộ máy hành chính, cải cách hành chính theo hướng hiện đại, hiệu quả, phục vụ
người dân và doanh nghiệp.
2. Hình thức tuyên truyền.
2.1. Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng
- Tổ chức các buổi truyền thông,
phổ biến kiến thức số tại nhà văn hóa bản. Đây là hình thức tuyên truyền
mang tính trực quan, hiệu quả cao, giúp người dân được tiếp cận thông tin một
cách trực tiếp, được hỏi - đáp, thực hành tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung chuyển đổi số vào các buổi họp dân, sinh hoạt chi bộ,
các hội nghị của bản để tuyên truyền đồng bộ trong
toàn dân.
- Cử cán bộ chuyên môn, đoàn viên
thanh niên, hội viên phụ nữ, giáo viên, sinh viên tình nguyện đến tận địa bàn
dân cư, tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn trực tiếp kỹ năng số, cách sử dụng
điện thoại thông minh, truy cập dịch vụ công, ứng dụng thanh toán không dùng
tiền mặt...
- Tổ chức các lớp “kèm cặp 1-1” hoặc nhóm nhỏ cho người cao
tuổi, người yếu thế, nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình
chuyển đổi số.
2.2. Tuyên truyền gián tiếp, truyền thông đại chúng
- Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tại các trục
đường chính, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng, trường
học, trạm y tế... với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ số (có
hình minh họa) đến từng hộ gia đình, đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng
xa, vùng có điều kiện khó khăn.
- Sử dụng hệ thống loa phát thanh xã, cụm dân cư để phát thanh thường xuyên các thông tin về
chuyển đổi số, kỹ năng số cơ bản, thông báo lịch tập huấn, ngày hội kỹ năng số…
- Sản xuất và lan tỏa các clip ngắn, infographic, video
hướng dẫn, bài viết đơn giản, dễ tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội như:
Zalo, Facebook, YouTube của huyện, xã, các tổ chức đoàn thể. phù hợp với từng
nhóm đối tượng (người trẻ, trung niên, cao tuổi.).
- Tổ chức các cuộc thi trực tuyến (trắc nghiệm, viết bài,
chia sẻ kinh nghiệm học kỹ năng số) để tạo không khí thi đua, nâng cao nhận
thức và kỹ năng toàn diện.
2.3. Tận dụng, phát huy các phương tiện truyền thông
sẵn có của địa phương
- Hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, bản) được huy động tối
đa để truyền tải các nội dung về chuyển đổi số, phong trào “Bình dân học vụ số”
theo chuyên đề, hàng tuần, kết hợp phát thanh bản tin thời sự địa phương.
- Trang thông tin điện tử của UBND xã, các ban, ngành đoàn thể chính trị - xã hội
(Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân...) đóng vai trò là kênh truyền tải
chính thống, cập nhật liên tục thông tin về phong trào, tài liệu, video hướng
dẫn.
- Tạo Fanpage và chia sẻ
bài đăng của các trang mạng xã hội cộng đồng như “Thanh niên Quỳ Châu”, “Cán bộ chuyển đổi số cộng
đồng”...là kênh tương tác linh hoạt, dễ lan tỏa, thu hút được sự tham gia, phản
hồi của người dân.
- Tuyên
truyền tích cực người dân trên địa bàn xã truy cập vào trang Zalo OA phục vụ chuyển
đổi số của xã Châu Nga.
LỆ THỦY VH-XH