BCH Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn xã Châu Nga họp khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi)
Thực hiện Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 của Uỷ ban Nhân dân huyện Qùy Châu về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024. Sáng ngày 06/9/2024, tại xã Châu Nga Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn xã Châu Nga họp khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi)
Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 của Uỷ ban Nhân dân huyện Qùy Châu nhấn mạnh Cơn bão số 3 (Yagi) vào hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Từ chiều tối ngày 06/9 đến ngày
08/9, ở khu vực tỉnh Nghệ An có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa
rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến: Vùng núi 40-80mm, có nơi trên
120mm; Trung du và Đồng bằng ven biển 70-150mm, riêng Bắc Nghệ An có nơi trên
200mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp;
lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Công điện số 14/CĐ-UBND ngày 05/9/2024 và Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 06/9/2024, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn xã Châu Nga đã tiến họp triển khai các nội dung ứng phó với cơn bão số 3.
Tham dự và chỉ đạo công tác triển khai ứng phó với cơn bão số 3 tại xã Châu Nga có sự tham dự của đồng Chí Lê Thanh Hà - PCT UBND huyện Qùy Châu cùng các ban, ngành cấp huyện.
Đ/c Lê Thanh Hà - PCT UBND huyện phát biểu chỉ đạo các phương án ứng phó cơn bão số 3 (Yagi)
Cuộc họp đã thống nhất triển khai các phương án ứng phó như sau:
1.
Giao cho các thành viên BCH PCTT-TKCN xã (đã phân điểm chỉ đạo) phối hợp
với BQL bản xuống điểm được phân công chỉ đạo theo dõi và thực hiện theo chức
năng và nhiệm vụ được giao, báo cáo về Thường trực 2 giờ một lần (nếu có tình huống đột xuất thì báo ngay).
-
Các thành viên được phân công phụ trách các bản chủ động nắm bắt các thông tin,
tình huống xấu xẩy ra để kịp thời báo cáo về bộ phận thường trực. Kiểm tra lại
các điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng, lũ ống, lũ quét… để thông báo cho người
dân kịp thời di dời đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển báo hiệu, làm sào chắn
nếu thấy cần thiết. Theo dõi mực nước đập khe Pàng để có phương án xả nước khi
nước dâng cao trên 40cm;
-
Phối hợp với các trưởng bản nắm bắt số liệu các hộ gia đình, cá nhân đang đi
làm trong rừng chưa về, kiểm tra lại các công trình xung yếu trên địa bàn xã,
thông tin, tuyên truyền đến toàn bộ người dân không chủ quan trong phòng, chống
lụt báo và thông tin cho người dân đến chỗ trú ẩn an toàn.
Các đại biểu tham dự họp triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi)
2.
Bộ phận thường trực gửi các Quyết định, Kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành
viên BCH PCTT-TKCN biết và thực hiện.
- Tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện về Trưởng BCH và cấp trên kịp thời, phối kết hợp
với các ngành chức năng trong công tác thực hiện, có gì vướng mắc thì báo cáo về
thường trực để có ý kiến chỉ đạo xử lý kịp thời; Lập dự toán kinh phí mua trang
thiết bị cho các thành viên tham gia chống bão kịp thời.
3.
Các trưởng bản: Phối hợp với các thành viên BCH kịp thời thông tin tuyên truyền
đến người dân biết về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3, đồng thời chủ động
liên lạc với các hộ gia đình, cá nhân đang ở trong rừng về hoặc tìm nơi trú ẩn
an toàn. Thường xuyên giữ thông tin, liên lạc với Thường trực Ban Chỉ huy, báo
cáo về BCH kịp thời các tình huống xấu xẩy ra trên địa bàn…
4. Công chức VH-XH, Cán bộ quản lý nhà văn hóa - đài truyền thanh thường xuyên phát thanh tuyên truyền các thông tin về bão số 3 (Ya gi) để Nhân dân nắm bắt tình hình.
LỆ THỦY VH-XH